Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Những mẹo học từ vựng tiếng Anh không thể bỏ qua

Những mẹo học từ vựng tiếng Anh không thể bỏ qua

Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không đọc đại, phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ. Dưới đây là một vài chia sẻ nhỏ giúp bạn học từ vựng tiếng Anh hiệu quả. Mẹo học từ vựng tiếng Anh Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tiếng Anh tốt hơn
Hãy học những từ có liên quan đến nhau: Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.
Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích: Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng. Sử dụng video Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.
Thu âm từ vựng: Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe phần thu âm đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.
Luyện tập từ mới khi viết luận: Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.
Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp: Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.
Luyện tập từ mới khi nói: Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.
Hãy đọc nhiều: Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới. Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó.

Cách học từ vựng:

1. Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ. Bạn đồng ý không? Để nói tiếng Anh tốt bạn cần khoảng 20.000 - 30.000 từ trở lên, mỗi ngày bạn học 20 từ, một tuần bạn học 5 ngày, 20*5ngày*50tuần = 5.000 từ, vậy phải học từ ít nhất 4 năm, nếu giỏi, học gấp đôi, rút xuống còn 2 năm. Và như thế, ai học dưới 2 năm mà nói giỏi tiếng Anh là nói "xạo".
2. Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không "đọc đại", phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ!
3. Khi học từ thì cũng phải viết, khoảng 20 chữ cho lần đầu, đánh một dấu vào chổ từ đó trong từ điển, nếu mỗi lần sau đó thì tăng số lượng gấp đôi, đánh tiếp một dấu vào từ điển, và khí "đạt kiện tướng" (5 sao trong từ điển) thì lập cho từ đó một flash card(dùng tờ giấy loại namecard)mang theo khi rảnh để xem qua.
4. Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó, và nên sử dụng tự điển sách không dùng tự điển trong máy vi tính, đặc biệt là kim từ điển là điều cấm kỵ. Mình chỉ xài tự điển của mình, khi có bất cứ thứ gì liên quan đến từ đó mà từ điển của mình không có thì phải "note" vào ngay.
5. Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, nhất là tự điển Anh- Anh. Thường họ ví dụ từ đó trong một câu, một clause, một phrase, và ví dụ có thể trích từ những báo nổi tiếng.

Tổng hợp "Cẩm nang thi Tiếng Anh Toeic"

Làm thế nào để nghe Tiếng Anh Toeic thật tốt? Các cách luyện nghe Toeic đạt hiệu quả cao...Đây dường như là một vấn đề cũ nhưng được rất nhiều người quan tâm...Làm sao để có một phương pháp cho luyện nghe Tiếng Anh Toeic giúp cải thiện khả năng nghe của bạn. Dưới đây là bài viết phần nào giúp bạn cải thiện được kĩ năng nghe của mình. “Thực tế đau lòng” – dù không ít bạn dù rất tự tin vào kiến thức và trình độ tiếng Anh của mình, khi vào phòng thi vẫn “chết” như thường. Nguyên nhân thường gặp của hiện tượng này chính là: thiếu chiến thuật làm bài chạy đua với thời gian và chỉ cần mắc ở một câu không trả lời được là các bạn đã cuống cả lên.
“Chiến thuật phòng thi” giúp bạn tác chiến khi chuẩn bị tác chiến đây ! ^^

Xem thêm Cẩm nang Toeic tại đây: 

Phần Nghe (Listening): Trong Part 1 và Part 2 của phần Nghe, bạn không cần tuân thủ bất cứ mẹo làm bài nào, chỉ cần cố gắng làm theo các thủ thuật đã được thầy cô hướng dẫn khi ôn thi. Đó là: Trả lời câu hỏi trực tiếp lên tờ giấy Answer Sheet của mình và nếu có câu hỏi nào bạn không biết đáp án, hãy chọn ngẫu nhiên một câu trả lời và đừng có “lăn tăn” suy nghĩ gì thêm về câu trả lời đó, hãy trả lời nhanh nhất trong khả năng có thể bởi bạn sẽ không có cơ hội hay thời gian để quay lại xem xét những phần này. Tớ đảm bảo đấy!
Part 3 và Part 4 của phần Nghe thường không dễ nhằn nên các bạn phải cực kì cẩn thận. Theo kinh nghiệm của tớ, hãy đọc trước 3 câu hỏi và cố gắng đọc được càng nhiều các đáp án trên tờ đề thi càng tốt trước khi cuộc đối thoại vang lên. Quy tắc cứ 3 câu hỏi là 1 hội thoại – bạn nhớ nhé. Để tiết kiệm thời gian và tập trung trong part này, ĐỪNG trả lời ngay trên tờ Answer Sheet của mình, hãy khoanh tròn đáp án mà bạn lựa chọn trên tờ đề thi trong khi băng vẫn ĐANG chạy. Khi hội thoại kết thúc, nhanh chóng khoanh tròn 3 câu trả lời lên tờ Answer sheet. Lập tức đọc 3 câu hỏi tiếp theo và những đáp án của chúng trong khi băng đang đọc 3 câu hỏi cho đoạn hội thoại trước đó. Nếu bạn không thể trả lời được một vài câu hỏi trong khi băng đang chạy thì đừng dành thêm chút thời gian nào cho chúng sau khi cuộc hội thoại kết thúc. Hãy dùng thời gian đó để đọc 3 câu hỏi tiếp theo, sẽ hữu ích và hiệu quả hơn rất nhiều. Sau khi phần Nghe kết thúc, bạn có thể quay lại những câu hỏi chưa trả lời được và đoán đáp án. Thường chúng mình có thể nhận thấy một vài đáp án được đưa ra là sai và từ đó thực hiện phương pháp loại trừ. 
Ngoài ra, xin chia sẻ thêm: Nếu sự thực bạn đang đau đầu về phương pháp luyện nghe và cảm thấy bế tắc hãy cùng tìm hiểu các phương pháp cải thiện kỹ năng nghe dưới đây.
Luyện nghe theo chủ đề mà bạn thích Có lẽ lợi ích lớn nhất mà việc sử dụng internet mang lại cho bạn lúc này chính là nguồn bài nghe phong phú dồi dào. Bạn tha hồ lựa chọn những chủ điểm mà mình yêu thích, và có thể nghe đi nghe lại bao nhiêu lần bạn muốn. Bằng cách nghe chủ đề theo sở thích sẽ mở rộng vốn từ vựng của bạn về lĩnh vực ấy.
Hãy chỉ nghe từ khóa Tất nhiên nghe được tất cả mọi điều mà speaker nói là rất tốt, nhưng để làm được điều này ở trình độ cơ bản là rất khó. Nếu như ngay từ đầu luyện nghe bạn ép mình phải nghe hết từng từ mà speaker nói sẽ khiến bạn chán nản và bỏ cuộc. Người Anh thường nhấn mạnh nội dung chính của câu nói vào ngữ điệu (intonation) và trọng âm (stress). Vì vậy để bắt được ý của người nói hãy tập trung vào những từ khóa (key word) của câu nói mà thôi .
Hãy đặt văn cảnh vào trong bài nghe Thử lấy 1 ví dụ: khi bạn nghe 1 đoạn hội thoại trong đó:"...I bought this great tuner at JR's. It was really cheap and now I can finally listen to National Public Radio broadcasts." Lúc này bạn không hiểu “tuner” là cái gì và dành mọi sự tập trung vào từ ấy thì bạn đã mắc lỗi rất lớn. Bạn sẽ không thể tập trung nghe tiếp được những gì mà speaker nói, và bỏ qua những chi tiết quan trọng hơn. Vì thế cách tốt nhất là “bỏ qua” từ “lạ” ấy và tiếp tục nghe. 
Tuy nhiên, từ mới xuất hiện trong cuộc sống ngày càng nhiều, bạn hoàn toàn có thể hiểu được những từ mới xuất hiện trong khi nghe bằng cách “đoán” dựa theo văn cảnh.Trở lại với ví dụ khi nãy, bạn sẽ thấy từ “tuner” là 1 danh từ mà được giải nghĩa trong câu nối tiếp đó; “He bought something - the tuner- to listen to the radio” vì vậy "tuner" ở đây chính là 1 loại radio. Phần Đọc (Reading) Điều quan trọng nhất trong phần Đọc là thời gian phân bổ cho từng phần. Gợi ý khung chia thời gian cho từng phần được coi là khá lí tưởng khi làm phần Đọc: Part 5 (40 câu hỏi) + Part 6 (12 câu hỏi): 30 phút; Part 7 (48 câu hỏi): 40 phút. Để làm tốt phần đọc này, bạn nên đọc nhanh các câu hỏi và câu trả lời trước khi đọc các đoạn văn hay tài liệu được cho. Một số bạn nghĩ rằng, không nên đọc toàn bộ đoạn văn hay tài liệu để tiết kiệm thời gian, nhưng để trả lời câu hỏi, bạn cần phải đọc và hiểu bản chất sự việc, câu trả lời chính xác nhất dành cho người kiên nhẫn nhất. Nếu bạn sắp hết thời gian và đang ở tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” thì có thể qua phần đọc đoạn văn, tìm kiếm những câu hỏi (ví dụ như những câu hỏi về tự vựng) và chọn ngẫu nhiên một đáp án cho các câu hỏi khác. Nhớ rằng trong bài thi TOEIC, trả lời sai sẽ không bị trừ điểm, đoán đáp án sẽ cho bạn 25% khả năng đúng, dù sao thì 25% mong manh vẫn còn hơn 0% chắc chắn nếu như bạn bỏ trống các câu hỏi đó. Có thể nói, khi bước vào phòng thi TOEIC, đối thủ lớn nhất mà bạn cần đánh bại chính là THỜI GIAN. Vậy nên hãy sử dụng thật hiệu quả từng giây từng phút trôi qua trong thời gian thi để có thể thi thố được càng nhiều và hiệu quả các kĩ năng, kiến thức của mình nhất.
Hơn thế nữa, phần Đọc các bạn cần lưu ý kỹ: Ý chính hay ý chủ đạo của bài văn chính là quan điểm chung, ẩn sau các chi tiết mà đoạn văn đưa ra, thâu tóm ý chung nhất mà các câu trong bài văn hướng tới. Đôi khi ý chính được viết trực tiếp vào trong bài nhưng hầu như ý chính được ẩn sâu và đòi hỏi sự tinh tế hơn để nhận ra nó. Tìm ý chính cho bài văn sẽ trở lên dễ dàng hơn nếu bạn cho coi đó như việc mở 1 chiếc hộp. Bên trong chiếc hộp là các chi tiết ngẫu nhiên của bài văn, hãy lôi mọi thứ trong chiếc hộp ấy ra và tìm ra điểm chung giữa chúng.
Các bước tìm ý chính:
1. Đọc bài khóa
2. Tìm ra ý chính trong bài khóa dựa trên phần kết luận, tìm mục đích của tác giả bài viết và hiểu các từ mới trong bài dựa trên văn cảnh.
3. Lựa chọn đáp án phù hợp nhất: Sau khi đặt câu hỏi về ý chính của đoạn văn, đề bài sẽ ra khoảng 3-5 đáp án cho bạn lựa chọn. Đề bài sẽ ra những đáp án gây nhiễu: đó có thể là ý chính nhưng lại là ý chính của 1 đoạn văn trong bài khóa mà thôi, hoặc cũng có thể là chủ đề rộng mà bài khóa chỉ đi vào một khía cạnh cuả chủ đề ấy.v.v, thoạt nhìn hay đọc lướt sẽ tưởng nhầm đó là đáp án đúng. Vì thế hãy chắc chắn bạn có thừa sự cẩn thận, chắc chắn để đưa những quyết định sáng suốt.
4. Tóm tắt bài khóa: Sau khi đọc xong bài khóa, bạn cần đặt 1 câu để tóm tắt bài khóa, khoảng 10 từ. khi bạn có khả năng suy nghĩ rộng, bạn cũng có thể ghi nhớ mọi chi tiết chỉ trong 1 câu ngắn.
5. Tìm ra sự lặp lại về ý: đó là khi bài khóa có quá nhiều thông tin khiến bạn không thể tóm tắt được ý. Với trường hợp này, bạn nên hãy để ý và tìm các từ, cụm từ được lặp lại hoặc các ý tương đồng. Tìm ý chính cho đoạn văn sẽ không đơn giản chút nào, nhưng nếu bạn sử dụng các biện pháp và thực hành nhiều, bạn sẽ đạt được số điểm tối đa của phần TOEIC Reading. Chúc các bạn đạt điểm thật cao bài Toeic của mình nhé !

TOEIC LISTENING: Cẩm nang Toeic để trở nên chủ động.

Hẳn có nhiều bạn khi học tiếng anh Toeic đều thể hiện khả năng sử dụng ngữ pháp và các kỹ năng khá tốt, tuy nhiên sẽ không ít bạn cảm thấy ấm ức khi mà “nếu cho thi lại điểm sẽ cao hơn”? Nhiều bạn không hài lòng về kết quả thi của mình vì nó chưa phản ánh hết khả năng của các bạn. Với bài viết này sẽ chỉ cho các bạn đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Do bạn chủ quan, do tâm lý hay thiếu kỹ năng làm bài dưới áp lực thời gian?
Part 1 Đây là phần nghe dễ nhất nên tranh thủ lúc băng chạy phần introduction, các bạn lật ngay sang Part 3,4 đọc trước. Đọc như thế nào sẽ trình bày ở phần sau. Phần này theo kinh nghiệm, cứ thoải mái, đừng tập trung quá mà căng thẳng. Nếu các bạn nghe mà ngay câu A đã thấy hợp lý thì khoanh tạm. Và đừng bao giờ thấy câu a đúng thì đánh và bỏ qua mấy câu sau, rất dễ bị rơi vào bẫy! Nếu nghe 1 câu mà không hiểu nó nói gì thì đừng lo, vì bạn còn 2 câu còn lại để loại trừ. Tập trung nhìn bao quát cả hình vẽ vì đôi khi nó mô tả 1 góc bé xíu chỗ mà bạn không để ý.
Part 2 Phần này lấy tips phần trên áp dụng vào.Thêm vào đó, chú ý từ bắt đầu câu hỏi : Why,When,Where? và cả thì, nhiều khi câu trả lời nghe hợp lý nhưng sai về thì, chon nên cần phải cẩn thận. Có một mẹo nhỏ không đúng cho mọi trường hợp,nhưng giúp bạn chọn được câu trả lời khi mà nghe chẳng hiểu gì hết cả,hoặc thấy câu nào cũng đúng. Đó là trong câu hỏi có những chữ gì, nếu mà câu trả lời lặp lại những từ đó, thì thường là sai.
VD đơn giản nhé: How do I order more supplies?
(A) Thanks, I'll order some pie. 
(B) On the first supply at the 15th.
(C) Fill out the yellow form
Bạn sẽ thấy là 2 câu a,b là sai có chứa từ "oder,supply" của câu hỏi. Câu đúng thường không có chứa từ của câu hỏi, hay người ta sẽ tìm cách trả lời khác mà không lặp lại từ. Nghe nhiều bạn sẽ thấy bất ngờ khi có nhiều câu trả lời thoạt nghe không liên quan gì mà lại là câu trả lời đúng! Nếu mà nghe thấy "I don't know" hay "It depends on..." kiểu trả lời này 90% là câu đúng do nó thể hiện tính tuơng tác .
Part 3,4 Như phần đầu có nói, bạn tranh thủ phần giới thiệu đọc trước. Nhờ có đọc trước bạn mới có thể nắm được ý để mà biết mình cần nghe gì. Nghe đừng nhắm mắt hay nhìn sang chỗ khác mà nhìn vào 4 options, để chọn câu trả lời. Chúc các bạn thi tốt !^^
Tham khảo thêm tại: http://bloghoctienganh.vn/